Ở trong các vùng ven sông, ven biển có đặc điểm địa chất là các trầm tích mới bồi lấp, các lớp trầm tích này thường có trạng thái dẻo mềm, dẻo chảy và không có sức chịu tải cho các công trình xây dựng, công trình giao thông và không có tính ổn định.

Ở trong các vùng ven sông, ven biển có đặc điểm địa chất là các trầm tích mới bồi lấp, các lớp trầm tích này thường có trạng thái dẻo mềm, dẻo chảy và không có sức chịu tải cho các công trình xây dựng, công trình giao thông và không có tính ổn định.
Khi thi công các công trình bờ kè sông, biển trong các vùng địa chất này, chịu tải trọng ở trên mặt thì tạo ra dạng cung trượt, đất nền càng yếu và chiều dày tầng đất yếu càng lớn thì cung trượt càng lớn và ngược lại.

Để khắc phục tình trạng này người ta có thể gia cố các lớp địa chất này thành tường chắn trượt, đê chắn trượt để chặn lại sự hình thành cung trượt.
Trong các trường hợp này người ta áp dụng công nghệ cọc xi măng đất CDM để thi công các tường chắn, đê chống trượt rất hiệu quả. Khi đó các cọc xi măng đất sẽ được bố trí thành nhiều hàng liên kết với nhau thành dạng khối có tải trọng bản thân lớn hơn để chống lại sự hình thành các cung trượt.

Hiện nay tại Việt Nam, công nghệ cọc xi măng đất đã được áp dụng rộng rãi giải quyết vấn đề chống trượt cho các dự án như: Làm đường giao thông dọc theo hai bờ kênh, sông. Gia cố nền đường sau cầu các cảng sông, cảng biển…

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

ĐỐI TÁC