Công nghệ trộn sâu (Deep Mixing – DM) được phát minh đồng thời tại Thụy Điển và Nhật Bản vào giữa những năm 70 của thế kỷ XX. Ngày nay DM là công nghệ xử lý nền làm tăng cường độ của nền đất yếu, được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới, và ngày càng trở nên có giá trị trên nhiều mặt.

Công nghệ trộn sâu (Deep Mixing – DM) được phát minh đồng thời tại Thụy Điển và Nhật Bản vào giữa những năm 70 của thế kỷ XX. Ngày nay DM là công nghệ xử lý nền làm tăng cường độ của nền đất yếu, được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới, và ngày càng trở nên có giá trị trên nhiều mặt.

Tại Châu Á

Nhật Bản là nước dẫn đầu trong việc nghiên cứu và phát triển công nghệ DM. Những nghiên cứu đầu tiên bắt đầu từ Viện nghiên cứu Cảng và Đường Thủy, tại phòng thí nghiệm Quốc Gia, với đề tài đất trộn với vôi (DLM). Đất ở các vùng ven biển khác nhau được đưa về thí nghiệm và trộn với vôi làm chất gia cố để chọn ra tỷ lệ trộn thích hợp. Năm 1975, phương pháp trộn ướt sử dụng chất kết dính là xi măng (CDM) ra đời.

Các thí nghiệm trong phòng và quan trắc hiện trường nhằm đánh giá tính năng kỹ thuật của đất được gia cố nhằm thiết lập phương pháp thiết kế và cải thiện thiết bị (Jerashi và nnk, 1985; Suzuki và nnk, 1988; Kitazume, 1996) đã nghiên cứu ứng xử của đất trên mô hình bằng máy ly tâm. Những nghiên cứu về khả năng chịu động đất (Inatomi và nnk, 1984, 1986) về tính chất của xi măng đất (Honjo, 1982), về khả năng chống hóa lỏng (Hirama và Toriihara, 1983; Suzuki và nnk, 1986), về khả năng chịu rung động (Inatomo và nnk, 1985), về kiểm soát hố đào (Tanaka, 1993; Matsushita và nnk, 1993), về thiết bị trộn (Nishibafashi, 1985) và về việc kiểm soát chất lượng (Mitsuhashi và nnk, 1996; Zheng và shi, 1996) đã được thực hiện một cách có hệ thống.

Tại Trung Quốc, công tác nghiên cứu bắt đầu từ năm 1970. Năm 1978 Thiết bị DM được sử dụng để xử lý nền của các khu Công nghiệp ở Thượng Hải. Tổng khối lượng xử lý bằng CDM ở Trung Quốc cho đến nay vào khoảng 1 triệu m3. Từ năm 1987 đến 1990, công nghệ CDM đã được sử dụng ở Cảng Thiên Tân để xây dựng 2 bến cập tàu và cải tạo nền cho 60 ha khu dịch vụ. Tổng cộng 513.000 m3 đất được gia cố, bao gồm các móng kè, móng của các tường chắn phía sau bến cập tàu.

Tại Châu Âu

Tại Thụy Điển gia cố theo phương pháp DM đã có một sự phát triển mạnh mẽ (Ahnberg, 1996), ngày càng được sử dụng nhiều trong 20 năm gần đây để giảm độ lún và nâng cao độ ổn định của các công trình đường bộ và đường sắt, nó được xem như một giải pháp ưu việt nhất hiện nay trong phát triển hạ tầng.

Tại Mỹ

Vào cuối những năm 80, một thế hệ thiết bị trộn đất mới được đưa vào Mỹ (Jasperse và Ryan, 1987) để bảo vệ kết cấu đất khỏi bị hóa lỏng dưới tác dụng của động đất. Từ đó trở đi, chính người sử dụng ở Mỹ đã tiếp tục sử dụng CDM trong cải tạo nâng cấp đập đất, qua đó đóng vai trò kích thích phát triển công nghệ này.

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

ĐỐI TÁC